menu mobile image

"Tứ đại đỉnh đèo" huyền thoại Tây Bắc

Có thể nói rằng, từ lâu “tứ đại đỉnh đèo”  này đã trở thành huyền thoại trong lòng những người chuộng du lịch phượt. Bốn cái tên: Ô Quy Hồ, Phà Đin, Khau Phạ, Mã Pí Lèng chắc chắn sẽ được nhắc tới mỗi khi du khách đặt chân đến vùng núi Tây Bắc. Bốn đèo này không chỉ sở hữu bởi vẻ đẹp thiên nhiên mê hồn, mà còn hấp dẫn du khách bởi độ hiểm trở khó có nơi nào sánh kịp...

Tứ đại đỉnh đèo  huyền thoại Tây Bắc

Tứ đại đỉnh đèo của vùng núi Tây Bắc

Đại đèo Pha Đin - Sơn La - Điện Biên

Đèo Pha Đin nằm trên quốc lộ 6, một phần thuộc xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La và một phần thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, có độ dài 32km. Cung đèo này gắn liền với những chiến tích anh hùng trong lịch sử chống quân xâm lược của quân đội nhân dân Việt Nam, hình ảnh cung đèo Phà Đin vẫn còn in dấu trong ca khúc "Hò kéo pháo", lấy cảm hứng từ những ngày kéo pháo vào địa trận Điện Biên năm xưa.

Đèo Pha Đin

"Con đèo lịch sử" Pha Đin.

Pha Đin là tên gọi của đèo có nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, nghĩa là "trời và đất", với điểm cao nhất là 1648 mét. Từ đỉnh đèo nhìn xuống, nơi đây hiện ra một địa thế rất hiểm trở, con đường mỏng manh giữa một bên là vách núi và một bên là vực sâu. Con đường đèo ngoằn nghoèo với 8 cung đường cua hết sức nguy hiểm, thách thức mọi "tay lái" nào có ý định vượt đèo. Một yếu tố nguy hiểm khác của đèo Pha Đin nữa là nằm trên khu vực núi đất đỏ chứ không phải đá vôi như những con đèo lừng danh khác nên nền đất rất dễ sụt lún, lở đất vào mùa mưa.

Tuy hiểm trở là thế nhưng quang cảnh nơi đây lại vô cùng hấp dẫn. Đứng trên dốc đèo phía Điện Biên sẽ thấy thung lũng Mường Quài trải rộng phủ màu xanh của rừng núi, thấp thoáng là những bản làng đầu tiên của huyện Tuần Giáo, khung cảnh vì thế mà hiện lên như một bức tranh hữu tình.

Đại đèo Khau Phạ - Yên Bái

Đèo Khau Phạ là còn đèo dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 30 km, nằm ở khu vực giáp ranh giữa huyện Mù Cang Chải và Văn Chấn của tỉnh Yên Bái

Thiên nhiên nhìn từ Khau Phạ

                                          Khung cảnh thiên nhiên nhìn từ đèo Khau Phạ.             Ảnh: Le Ngoc Long

Khau Phạ trong tiếng Thái có nghĩa là "Sừng trời", ý chỉ chóp núi nhô lên giữa mây trắng giống như một chiếc sừng. Đèo vượt qua đỉnh núi Khau Phạ, ngọn núi cao nhất Mù Cang Chải, nơi đây đặc biệt nguy hiểm vào những ngày sương mù vì không có rào chắn hay bất kỳ biển cảnh báo nào.

Tuy nhiên, vào tầm tháng 9 tháng 10, nơi đât lại rất thu hút khách du lịch và đặc biệt là dân phượt đến nơi đây ngắm những chân ruộng bậc thang có lúa chín vàng trải dài khắp thung lũng, với những địa danh rất nổi tiếng như: La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha,...

Ngoài ra, nằm bên cung đường đèo Khau Phạ quanh co còn có những cánh rừng giá mang đậm nét nguyên sơ, lưu giữ hệ sinh thái động thực vật quý hiếm. 

Đại đèo Mã Pí Lèng - Hà Giang

Mã Pí Lèng hay Mã Pì Lèng đều là tên gọi của cung đường đèo hiểm trở thuộc tỉnh Hà Giang, dài khoảng 20 km, vượt đỉnh Mã Pí Lèng – một đỉnh núi cao khoảng 200mm thuộc cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang và thị trấn Mèo Vạc.

Đèo Mã Pí Lèng

                                              Con đường Hạnh Phúc - Đèo Mã Pí Lèng             Ảnh: Pham Huy Thoai

Mã Pí Lèng theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa”, miêu tả sự hiểm trở của đỉnh núi, nơi dốc cao dựng đứng như sống mũi con ngựa. Con đường đèo vòng quanh lưng núi, phía dưới có vực đá bên song Nho Quế sâu khoảng 800m, là hẻm vực sâu và hung vĩ nhất Đông Nam Á.

Hiện nay, đèo Mã Pí Lèng là điểm đến không thể thiếu khi tham quan cao nguyên đá Đồng Văn. Sau khi vượt qua những cung đường ngoằn nghoèo, du khách đặt chân lên đỉnh Mã Pí Lèng, sẽ ngỡ ngàng trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, không gì có thể lột tả hết được sự trùng điệp ngàn tầng lớp của núi rừng, cái trắng xóa huyền ảo của sương và mây, cái sâu hút của vực thẳm, với dòng sông Nho Quế xanh ngắt dưới chân núi. Du khách có thể cảm nhận như đang đứng ở giữa lưng chừng trời, ngắm sông núi quê hương vời vợi với vẻ đẹp mà khó ngòi bút nào có thể miêu tả được.

Từ năm 2009, vùng núi Mã Pí Lèng được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. Theo đó, đèo Mã Pí Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan, đỉnh đèo là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam. Du khách đã từng ghé qua Mã Pí Lèng đã gọi một cách không chính thống là một trong Tứ đại đỉnh đèo tại vùng núi phía Bắc của Tổ quốc, bên cạnh các đèo: Ô Quy Hồ, Khau Phạ, Pha Đin…

Đại đèo Ô Quy Hồ - Lào Cai – Lai Châu

Nếu bạn đã từng đến SaPa chắc hẳn đã nghe đến đèo Ô Quy Hồ, đây là một cung đường đèo dài hùng vĩ , với chiều dài gần 50 km - giữ kỷ lục về độ dài nhất miền núi Tây Bắc. Con đèo này nằm trên quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, nối liền hai tỉnh Lào Cao và Lai Châu với đỉnh đèo ở độ cao 2000m là ranh giới giữa hai tỉnh.

Đèo Ô Quy Hồ - Vua đèo Tây Bắc

                                                    Vua đèo Tây Bắc Ô Quy Hồ                         Ảnh: Tran Minh Tu

Với độ cao, chiều dài và sự hiểm trở khiến đèo Ô Quy Hồ được mệnh danh không chính thống là “vua đèo vùng Tây Bắc”.  Tên gọi Ô Quy Hồ xuất phát từ tiếng kêu của một loài chim, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Bên cạnh đó, đèo Ô Quy Hồ cũng được gọi là đèo Hoàng Liên, do nó vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn.

Đỉnh đèo Ô Quy Hồ nằm giữa mây núi ngút ngàn còn được gọi với cái tên Cổng Trời, vào mùa giá lạnh, đỉnh đèo có thể phủ kín băng tuyết, nhưng về mùa hè thì thường có mây bao phủ bồng bềnh, tạo nên sự hấp dẫn với du khách dù vào bất kỳ thời gian nào. Từ đỉnh đèo ngày đẹp trời, du khách có thể ngắm toàn cảnh con đường ô tô vượt đèo chạy qua núi rừng hùng vĩ, nếu trời nắng còn có thể ngắm được vẻ kiêu hùng của đỉnh Phan Xi Păng – nóc nhà của Đông Dương.

 

Kinh nghiệm chinh phục tứ đại đỉnh đèo

Đông Dương Travel xin chia sẻ với quý vị một số kinh nghiệm khi chinh phục tứ đại đèo bằng phương tiện giao thông.

1. Không sử dụng đèn pha để để di chuyển trong sương mù, vì đèn pha sẽ rọi vào sương mù làm hạn chế tầm nhìn của bạn. Nên sử sụng đèn cốt để di chuyển, bật đèn sương mù hoặc đèn nháy khẩn cấp để cảnh báo xe đi ngược chiều và xe sau.

2. Đối với xe máy không có đèn sương mù, có thể sử dụng giấy dán màu vàng làm tăng hiệu quả nhìn xa, hoặc đối với một số dòng xe có thể bật đèn tín hiệu bé cạnh đèn pha. Tuyệt đối không di chuyển trong sương mù nếu không có đèn trước và đèn báo đỏ phía sau.

3. Luôn đi chậm và giữ khoảng cách giữa 2 xe để có thể kịp thời xử lý tình huống. 

4. Không dừng xe giữa đường, nều dừng xe, hãy đỗ sát vào lề và luôn bật đèn báo.

5. Nên quan sát vạch sơn ngăn đường và cọc tiêu bên đường để di chuyển và không nên lạm dụng nhìn vào đèn hậu xe phía trước để chạy theo, việc này dễ dẫn đến việc không kịp xử lý.

Cuối cùng chúc các bạn có những chuyến du lịch bình an và tuyệt vời, có thể chinh phục mọi nẻo đường...

 

 

 

  • The Times Hotel
  • vietcombank
  • banahills
  • jet star
  • vietjetair
  • vietnam airlines
  • 7
  • 3